cán cân thương mại

Trong hơn 20 năm qua, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cơ bản đều thống nhất đầu tư, tiết kiệm của cả nền kinh tế có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến cán cân thương mại. 

Đầu tư, tiết kiệm và ảnh hưởng của đầu tư, tiết kiệm đến cán cân thương mại

Tiếp cận chi tiêu thì tổng GDP bao gồm 4 yếu tố cấu thành đó là tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. GDP có thể viết dưới dạng phương trình sau: GDP = C + I + G + NX (với C là tiêu dùng; I là đầu tư; G là chi tiêu Chính phủ còn NX là xuất khẩu ròng

Để nhìn rõ hơn sự liên quan giữa 3 yếu tố tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại, biểu thức có thể được trình bày dưới dạng sau: NX = (GDP – C – G) – I (1). Trong đó phần biểu thức (GDP – C – G) là tổng thu nhập sau khi trừ đi phần tiêu dùng của người dân và chi tiêu Chính phủ và nó mang tên là tiết kiệm quốc dân (Sn). Từ  (1) ta biến đổi thành: NX = Sn – I (2).

Biểu thức trình bày mối liên hệ giữa các yếu tố tiết kiệm, đầu tư với cán cân thương mại hoặc giữa luồng vốn quốc tế được dùng với mục đích tích lũy vốn (Sn – I) và hàng hóa, dịch vụ quốc tế (NX). Nếu tiết kiệm không đủ cho đầu tư thì sẽ bị thâm hụt và sẽ trở nên phụ thuộc vào vốn đầu tư từ nước ngoài cho nhu cầu phát triển kinh tế. Cờn nếu tiết kiệm nhỏ hơn đầu từ thì sẽ chuyển sang thặng dư.

Bảng 1. Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư và cán cân thương mại so với GDP của Việt nam từ năm 2012 – 2015

2012 2013 2014 2015
Tiết kiệm (%GDP) 30,7 28,8 31,1 24,6
Đầu tư (%GDP) 27,2 26,7 26,8 27,1
Cán cân thương mại(%GDP) 3,5 2,1 3,3 -1,65
(Nguồn: worldbank.org, [3], [4])

Bảng 1 biểu thị tiết kiệm của Việt Nam vào 2012-2015 liên tục biến động, đến năm 2015 đã giảm xuống 24,6% GDP từ mức 30,7% GDP của năm 2012, và giảm thêm 5,5% so với năm 2014 (năm 2014 tỷ lệ tiết kiệm đạt 31,1% GDP). Trong khi đó, nhu cầu đầu tư chưa có biến động nhiều. Cụ thể, năm 2012 là 27,2% GDP, sang năm 2014 giảm chỉ còn đạt khoảng 26,8% GDP. Tuy nhiên, đến năm 2015, tỷ lệ đầu tư có dấu hiệu khởi sắc, tăng từ 26,8% GDP lên 27,1% GDP.

Có thể thấy, Sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư tạo ra sức ảnh hưởng đến cán cân thương mại ở Việt Nam. Khi tỷ lệ tiết kiệm là 31,1% GDP năm 2014 lớn hơn tỷ lệ đầu tư là 26,8% GDP thì cán cân thương mại của Việt Nam năm 2014 sẽ thặng dư 3,3% GDP; còn khi tỷ lệ tiết kiệm nhỏ hơn tỷ lệ đầu tư thì cán cân thương mại sẽ âm. Cụ thể, năm 2015, tỷ lệ tiết kiệm là 24,6% GDP, trong khi tỷ lệ đầu tư là 27,1% GDP thì cán cân thương mại thâm hụt -1,65% GDP.

Như vậy, một nền kinh tế đi lên hay đi xuống, cán cân thương mai nghiêng về đâu thì nguyên nhân chính nằm ở sự thay đổi trong tiết kiệm và đầu tư.

Tác động của đầu tư đến cán cân thương mại ở Việt Nam và các biện pháp điều tiết đầu tư

Vốn đầu tư toàn xã hội được hình thành từ ba nguồn vốn: khu vực kinh tếcủa tư nhân, khu vực kinh tế với vốn từ nước ngoài và khu vực kinh tế nhà nước. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2012-2015 (bảng 2) phần nào cho thấy tác động đầu tư đến cán cân thương mại.

Bảng 2. Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: %

Năm Tổng Khu vực kinh tếtư nhân Khu vực kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài Khu vực kinh tế nhà nước
2012 100 38,9 25,8 37,8
2013 100 37,6 25,6 40,4
2014 100 38,4 25,5 38,4
2015 100 39,8 25,9 39,3
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

 

Từ năm 2012-2014, đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm từ 38,9% xuống còn 38,4%; đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm từ 25,8% xuống còn 25,5% (theo Kinh tế học, phần đầu tư công (đầu tư của chính phủ) sẽ không nằm trong yếu tố I mà nó được coi thuộc vào chi tiêu chính phủ [1], nên vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo). Đầu tư thay đổi trong giai đoạn này đã làm cán cân thương mại ở Việt Nam thặng dư. Tuy nhiên, sang năm 2015 đã có sự đảo chiều, đầu tư trong các khu vực có xu hướng tăng lên, kết quả là gây ra thâm hụt thương mại. Để làm rõ hơn, chúng ta xem xét ba đối tượng trong đầu tư: đầu tư tư nhân (trong nước), đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Đầu tư tư nhân: Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ thực hiện đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu đầu tư, kèm theo đó là thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp quy quan trọng trong hoạt động đầu tư: Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đấu thầu,… Điều này đã góp phần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp cho đầu tư tư nhân tăng từ 38,4 năm 2014 lên 39,8 năm 2015.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Môi trường pháp lý đầu tư được đổi mới và từng bước hoàn thiện góp phần thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng vốn đầu tư, thúc đẩy các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có khả năng cạnh tranh cao, ưu tiên các dự án phát triển công nghệ phụ trợ, tạo động lực để nền kinh tế phát triển. Nhờ đó, dòng vốn FDI năm 2015 đã tăng mạnh. Năm 2014 chỉ có 12,5 tỷ USD, sang năm 2015 đã tăng lên mức 14,5 tỷ USD, đây là mức cao nhất từ trước tới nay (Bảng 3). Và cũng trong năm 2015, khu vực doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 63% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước [5]. Tuy nhiên, các dự án FDI thường tập trung trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, chủ yếu là lắp ráp nên giá trị gia tăng đem lại cho nền kinh tế chưa nhiều, ít dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời tỷ trọng dự án trong nông, lâm, ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần.

Bảng 3: Vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài giai đoạn 2011-2015

Đơn vị: tỷ USD

2011 2012 2013 2014 2015
FDI 11 10,05 11,5 12,5 14,5
FII 0,084 0,214 0,321 0,553 0,385
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII): Nguồn vốn FII có tác dụng kích thích thị trường tài chính phát triển. Trong bảng 3, vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2014, sang năm 2015 lại giảm xuống. Nhìn chung quy mô vốn FII còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. FII mà Việt Nam thu hút được chỉ bằng khoảng 2-3% so với tổng vốn FDI đã thu hút được trong cùng thời kỳ. Đây là tỷ lệ khá khiêm tốn.

Như vậy, chính thay đổi trong cơ cấu đầu tư theo chiều hướng của năm 2015 đã tác động tới thay đổi thâm hụt thương mại của Việt Nam, hay cụ thể hơn thâm hụt thương mại tăng là do sự gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân và khu vực FDI.

Theo Tổng cục Thống kê, nhu cầu đầu tư hạ tầng nhiều công trình, nhu cầu sản xuất nên máy móc thiết bị tăng mạnh trong bối cảnh sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu ngoại nhập do tỷ trọng cao phần lớn do gia công lắp ráp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, dẫn đến khả năng nhập siêu cao năm 2015. Có thể thấy rằng các doanh nghiệp FDI đã tận dụng triệt để cơ hội khi các Hiệp định FTA có hiệu lực trong năm 2015.

Thế nhưng, ở góc độ khác, các chuyên gia kinh tế e ngại việc nhập siêu quay trở lại là chỉ dấu hiệu tiêu cực cho ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đích thị là nước “nhập siêu”. Riêng 2012-2014 nước ta có “xuất siêu”,mức nhập siêu đạt 17,5 tỷ USD trên cả nước vào năm 2008; đối với năm 2009 con số là 12,2 tỷ USD; năm 2010 lên tới 12,7 tỷ USD; và 2011 thì con số là 13,8 tỷ USD. Điều chỉnh cơ cấu kinh tếđể tăng xuất, giảm nhập, luôn làm đau đầu các cơ quan điều hành.

Khi đầu tư tăng cao, để có thể làm giảm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cần làm giảm đầu tư. Những chính sách cần thiết cần đưa ra như sau:

Một là, cần có chính sách quản lý FDI hợp lý để hạn chế nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, đầu tư nguồn vốn đúng vào khu vực sản xuất của nền kinh tế, đi kèm đó là việc lựa chọn cẩn thận các dự án đầu tư phát huy được khả năng lan tỏa công nghệ của nguồn vốn này, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy năng lực sản xuất của toàn nền kinh tế. Bằng cách này có thể hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện tình hình nhập siêu không chỉ của khu vực FDI mà còn của toàn nền kinh tế, từ đó hạn chế được thâm hụt cán cân thương mại. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân các dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn, đẩy mạnh phogn trào tổ chức xúc tiến đầu tư; tích cực rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành và theo dõi, thống kê chính xác, đảm bảo các luồng vốn được thống kê phù hợp với cán cân thanh toán và thực tiễn Việt Nam.

Hai là, chính sách tiền tệ cần được điều hành linh hoạt, chủ động dẫn dắt thị trường, phối hợp triệt để với chính sách tài khóa đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực với nền kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng. Cụ thể hơn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ điều hành lãi suất hài hòa với tình trạng lạm phát, diễn biến kinh tế vi mô và thị trường tiền tệ, tạo sự cân bằng giữa người gửi – người vay – ngân hàng. Năm 2016 có khả năng lạm phát cao hơn năm 2015, định hướng lâu dài là ổn định lạm phát dưới mức 5%. Vì vậy, trong thời gian sắp tới NHNN sẽ chủ động linh hoạt trong việc điều tiết lãi suất thị trường một cách hợp lý, nhằm tạo sự ổn định cho thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Về cơ bản năm 2016, NHNN sẽ điều hành lãi suất ổn định để hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, hiện nay, để bù đắp cho thâm hụt thương mại, Việt Nam vẫn trông chờ vào kiều hối, đầu tư từ nước ngoài, ODA… Tuy nhiên, trừ kiều hối ra thì dòng vốn từ nước ngoài gần đây bị sụt giảm, vì khủng hoảng nền kinh tế thế giới đồng thời cũng do sự yếu kém trong công tác quản lý của ta. Việc đưa ra các biện pháp dài hạn như giảm thâm hụt thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ… là cấp thiết đối với Việt Nam. Muốn làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch, rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về tài chính cho thị trường, ổn định được tỷ giá, tạo niềm tin trong lòng quần chúng nhân dân.

Tác động của tiết kiệm đến cán cân thượng mại và các biện pháp điều tiết

Tiết kiệm của toàn bộ nền kinh tế được chia làm hai phần: tiết kiệm tư nhân (SP) và tiết kiệm chính phủ (Sg).

Sn = Y – C – G = (Y – C – T) + (T – G)

Trong đó, T là tổng thuế và phí sau khi trừ đi khoản trợ cấp mà Chính phủ thu được. Tiết kiệm tư nhân SP = (Y – C – T) chính là phần tiền sau khi nộp thuế của người dân. Tiết kiệm chính phủ Sg = (T – G) được lấy từ thuế của Chính phủ còn lại sau khi đã chi tiêu để mua hàng của Chính phủ [1]. Như vậy cán cân thương mại sẽ chịu sự tác động của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ.

Tiết kiệm tư nhân

Theo bảng 4 có thể thấy trong 2 năm 2013 và 2014, tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng và GDP gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, năm 2015, tốc độ gia tăng của hai chỉ tiêu này có sự sai lệch khá lớn. Cụ thể, tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng năm 2015 là 9,12% trong khi GDP tăng 6,68%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015 tăng 0,63% so với năm 2014. Trong suốt 14 năm thì mức lạm phát này là thấp nhất. Điều này đã tác động tích cực đến việc thúc đẩy sức mua, tiêu dùng trong nước, và kết quả tiêu dùng cuối cùng đã tăng đáng kể. Sự chênh lệch được tạo thành giữa tốc độ gia tăng tiêu dùng và GDP có thể đi vào nhập khẩu và thúc đẩy gia tăng nhập siêu (theo Tổng cục Thống kê, hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu năm 2015 đã tăng 10,4% so với 2014). Một trong những nguyên nhân khiến năm 2015 tiết kiệm quốc dân giảm từ 31,1% GDP xuống còn 24,6% GDP, dẫn đến cán cân thương mại xấu đi vì thu nhập không đồng đều với gia tăng tiêu dùng cuối cùng.

Bảng 4: Tốc độ gia tăng GDP và tiêu dùng cuối cùng

Đơn vị: %

2013 2014 2015
Tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng 5,36 6,2 9,12
Tốc độ gia tăng GDP 5,42 5,98 6,68
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Như vậy, để có thể cải thiện cán cân thương mại trong thời gian tới thì cần phải nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế một cách hợp lý. Có nghĩa là phải điều tiết để mức tiết kiệm tăng nhưng mức tiêu dùng phải hợp lý cho tổng cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên điều đó rất khó thay đổi và cần thời gian dài. Mặt khác, cơ cấu tiết kiệm của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như thị hiếu, tâm lý, văn hóa,…

Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu đang trên đà tăng dần, chủ yếu là ở giới trẻ và tầng lớp thượng lưu. Việt Nam đang tiến tới hội nhập toàn cầu. Chính phủ cần có sự can thiệp điều chỉnh kịp thời để cán cân thương mại của Việt Nam không bị bất lợi vì dòng hàng xa xỉ ví dụ có thể ban hành thuế đặc biệt cao đối với lọaỉ mặt hàng này. Khi đó, nhu cầu tiêu dùng xa xỉ phẩm sẽ giảm đi.

Tiết kiệm chính phủ

Tiết kiệm chính phủ cũng là yếu tố cần thiết trong tiết kiệm quốc dân. Đây là hình thức tiết kiệm phản ánh việc thu chi của chính phủ. Nếu ngân sách chính phủ tăng thì tổng tiết kiệm của cả nền kinh tế được gia tăng và kết quả là cán cân thương mại sẽ được cải thiện và ngược lại, nếu giảm thì cán cán thương mại sẽ bị thâm hụt.

Bảng 5: Cán cân ngân sách chính phủ

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

2010 2011 2012 2013 2014 2015
Thu ngân sách (T) 588 723 735 822 814 885
Chi ngân sách (G) 649 788 978 1018 968,5 1064,5
Cán cân ngân sách – 61 – 65 – 243 – 196 – 143.5 – 179,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Qua bảng 5 có thể thấy ngân sách chính phủ trong suốt giai đoạn qua luôn ở trạng thái thâm hụt. năm 2012 ngân sách bị thâm hụt lên tới 243 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đã cố gắng hết sức để giảm thâm hụt sau năm đó, nhưng đến năm 2015 thì thâm hụt ngân sách đã tăng trở lại với 179,5 nghìn tỷ đồng và tác động xấu đến cán cân thương mại.

Có hai yếu tố được xem là nguyên nhân chính gây ra thâm hụt ngân sách đó là nguồn thu và chi tiêu chính phủ. Vậy nên, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, nâng nguồn thu sẽ cải thiện cán cân thương mại, từ đó tăng tiết kiệm quốc dân.

Nguồn thu của Chính phủ

Trong bảng 5, nguồn thu của Chính phủ tương đối ổn định tăng dần qua các năm. Năm 2014 kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh thu không trụ được nên nguồn thu của Chính phủ bị giảm. Nền kinh tế đã phục hồi và đi đúng hướng vào năm 2015 nên doanh nghiệp làm ăn có lãi nên nguồn thu Chính phủ tăng đáng kể (tăng 8,72% so với năm 2014).

Để giảm thâm hụt ngân sách cũng như cải thiện cán cân thương mại thì một trong những việc Chính phủ nên làm là tăng nguồn thu. Tăng nguồn thu có thể thực hiện thông qua tăng cường hiệu quả thu ngân sách như cải cách hệ thống thuế, tăng cường khả năng giám sát hoạt động thu và nộp thuế,…

Chi tiêu chính phủ

Theo Tổng cục Thống kê, chi tiêu chính phủ bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên (chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật,khoa học kỹ thuật, môi trường; quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội,…) và chi phí khác (chi trả nợ, chi cho vay, chi viện trợ,…). Nhìn vào bảng 6 có thể thấy Chính phủ có hai khoản chi chủ yếu là chi thường xuyên (chiếm đến 70% năm 2015) và chi đầu tư phát triển (chiếm 15,2% năm 2015).

Bảng 6: Cơ cấu chi tiêu chính phủ

Chi ngân sách (nghìn tỷ đồng) Cơ cấu (%)
2011 2012 2013 2014 2015 2011 2012 2013 2014 2015
Chi đầu tư phát triển 208 269 218 158 162 26,5 27,5 21,5 16,3 15,2
Chi thường xuyên 467 603 694 690,5 745 59,3 61,7 68,2 71,3 70,0
Chi khác 113 106 106 120 157,5 14,2 10,8 10,3 12,4 14,8
Tổng 788 978 1018 968,5 1064,5 100 100 100 100 100

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2011 và 2012 là hai năm Chính phủ tiêu tốn rất nhiều tiền để đầu tư phát triển. Việc đầu tư không có định hướng, vốn đầu tư phân bổ không hợp lý chia ra nhiều dự án nên dẫn tới công trình bị chậm tiến độ, gây thua lũ làm thiệt hại cho Nhà nước. Vì thế, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp ngăn chặ n kịp thời để cắt giảm đầu tư công và được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết 11/NQ-CP. Với nỗ lực của Chính phủ, đầu tư công suy giản vào năm 2014 (giảm hẳn 41% khi đối chiếu với 2012). Điều này cũng góp phần giúp cho cán cân thương mại năm 2014 có được thặng dư lớn nhất trong vòng 5 năm qua.

Tuy Chính phủ vẫn đang nỗ lực, nhưng có thể nhận thấy đầu tư công tại Việt Nam vẫn còn bất ổn. Giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần tiếp tục rà soát và cắt giảm những dự án đầu tư kém hiệu quả, không nên đầu tư dàn trải, mà cần tập trung vốn cho các dự án quan trọng. Khi đầu tư công được kiểm soát thì chắc chắn thâm hụt ngân sách sẽ giảm và giúp cải thiện cán cân thương mại.

Chi thường xuyên

Trong 5 năm qua, cơ cấu chi thường xuyên ngày càng tăng, năm 2015 lên tới 70% trong tổng chi của Chính phủ. Chi thường xuyên lớn và tăng nhanh vài năm trở lại đây, đặc biệt là chi cho các đơn vị sự nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bộ máy hành chính tại Việt Nam còn quá cồng kềnh (hơn 55.800 đơn vị sự nghiệp công [2]) nên số tiền để chi trả lương cho khu vực này rất lớn.

Để giảm thâm hụt ngân sách thì điều cần thiết nhất hiện nay là phải cắt giảm chi thường xuyên. Một trong những biện pháp để thực hiện điều này là cần phải chi tiêu thật tiết kiệm, ví dụ như hạn chế các khoản chi cho hội nghị, hội thảo, lễ hội, mua sắm ô tô công và các thiết bị đắt tiền, đi công tác nước ngoài,… Ngoài ra, Chính phủ cũng cần thực hiện nghiên túc và triệt để vấn đề tinh giản biên chế để có được đội ngũ công chức tốt và giảm được chi trả lương cho khối cán bộ công nhân viên chức khổng lồ như hiện nay.

Kết luận

Bản thân việc cán cân thương mại thâm hụt là không tốt cũng không xấu. Nhưng khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới khủng hoảng mất cân bằng cán cân thanh toán, lạm phát làm đồng tiền mất giá trị thì nó sẽ trở nên xấu. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao thì cán cân thương mại thâm hụt sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào để đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp cho phát triển kinh tế trong nước. Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển và mức thâm hụt thương mại năm 2015 cũng chưa phải lớn. Tuy nhiên Chính phủ cũng cần điều tiết hiệu quả nền kinh tế để cải thiện cán cân thương mại, tránh cho mức thâm hụt thương mại trong những năm tiếp theo tăng cao khiến nền kinh tế sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ.