Cầu trục là thiết bị được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo hoặc hoạt động bốc dỡ hàng hoá tại các phân xưởng. Hỗ trợ tốt cho quá trình vận hành nhà xưởng. Để hiểu rõ hơn về kết cấu cầu trục, mời bạn đọc xem ngay bài viết này của KHU CÔNG NGHIỆP nhé!
Cầu trục là gì?
Khái niệm
Cầu trục là một loại máy (hay thiết bị) dùng để nâng đỡ và di chuyển đồ vật từ nơi này sang nơi khác. Vì có công suất lớn nên người ta thường dùng cầu trục để vận chuyển các vật nặng (từ 1 tấn đến vài trăm tấn) lên cao, hạ hàng hóa xuống,… Cầu trục là lựa chọn tối ưu nhất cho các phân xưởng, nhà kho lớn bởi nó mang lại nhiều lợi ích. Do đó, mỗi phân xưởng lớn hầu như lắp đặt cầu trục ở bên trong, giúp thuận tiện cho mỗi lần di chuyển đồ vật, hàng hoá.
Phân loại
Dựa vào công dụng, cách thiết kế,… chúng ta có nhiều cách để phân loại cầu trục. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu lắp đặt kết cấu cầu trục khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp, nhà tiền chế khung thép, cần phải tìm hiểu kĩ phân loại để có thể chọn được thiết bị phù hợp nhất.
Phân loại dựa theo tính năng, công dụng
Mỗi loại cầu trục sẽ có công dụng riêng để phục vụ hiệu quả cho công việc. Dựa vào tính năng, công dụng thì có thể chia kết cấu cầu trục thành những loại sau: cầu trục dùng để nâng hạ tải, di chuyển tải, lắp đặt tải.
Phân loại cầu trục theo thiết kế
Dựa vào thiết kế, kết cấu là cách phân loại cầu trục thường được sử dụng nhất. Kết cấu cầu trục được chia thành các loại sau:
- Cầu trục dầm đơn hay còn gọi là cầu trục một dầm, có dạng hình hộp với một thanh ngang.
- Cầu trục dầm đôi có 2 dầm với hai thanh ngang.
- Cầu trục treo có dạng hình chữ I.
Phân loại cầu trục dựa vào nơi sử dụng
Cách thứ ba để phân loại cầu trục đó là dựa vào phạm vi sử dụng. Vì trong mỗi ngành nghề đều dùng một loại cầu trục khác nhau nhằm đáp ứng hiệu suất công việc tốt nhất. Bao gồm: cầu trục cho cầu cảng, cầu trục cho các nhà máy luyện kim, cầu trục trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ, cầu trục tại nhà máy thuỷ điện, cầu trục trong ngành may mặc, dệt kim,…
Phân loại theo cơ cấu di chuyển
Dựa theo cơ cấu di chuyển, chúng ta có thể phân chia thiết bị này thành hai loại là: kết cấu cầu trục dẫn động chung và cầu trục dẫn động riêng. Với hệ thống dẫn động là hệ thống giúp cầu trục di chuyển.
Phân loại cầu trục theo cách mang tải
Dựa vào cách mang tải, có thể chia cầu trục thành các dạng sau: cầu trục móc, cầu trục nam châm (dùng lực hút nam châm để di chuyển đồ vật) và cầu trục ngoạm (sử dụng gầu ngoạm để di chuyển hàng hoá).
Ứng dụng cầu trục
Kết cấu cầu trục là thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong ngành chế tạo, sản xuất cơ khí, cầu cảng hay trong lĩnh vực bốc dỡ hàng hoá. Có thể thấy, cầu trục được sử dụng nhiều nhất để nâng hạ, vận chuyển hàng hóa từ dây chuyền sản xuất lên các phương tiện vận tải. Và nó có thể đáp ứng được khối lượng hàng hoá khổng lồ lên đến vài trăm tấn.
Ứng dụng tiếp theo của cầu trục là dùng để lắp ráp các bộ phận trong dây chuyền sản xuất lại với nhau. Khi sản xuất một sản phẩm ở trên cao, người ta cũng dùng cầu trục để nâng giữ các chi tiết giúp quá trình lắp ráp diễn ra đơn giản và nhanh gọn hơn.
Kết cấu cầu trục gồm mấy bộ phận?
Nắm được kết cấu cầu trục sẽ giúp bạn vận hành thiết bị này an toàn và hiệu quả. Một hệ thống cầu trục sẽ được cấu tạo gồm các bộ phận sau:
- Palang:Đây là thiết bị chịu trách nhiệm nâng, hạ vật liệu và có thể di chuyển dọc theo thanh dầm. Hiện nay, có hai loại palang phổ biến là palang xích và palang điện (palăng điện có công suất cao hơn palang xích). Một bộ palang sẽ gồm đầy đủ các bộ phận như động cơ, tủ điều khiển, tay bấm điều khiển, thang cuốn.
- Dầm cầu trục (dầm chính và dầm biên): Dầm chính có dạng chữ I, chữ H là bộ phận để hỗ trợ palang nâng hạ hàng hoá một cách dễ dàng. Dầm biên gắn liền với bánh xe cầu trục và cơ cấu động cơ di chuyển của cầu trục.
- Hệ thống điện của cầu trục: Bao gồm hệ thống điện ngang, dọc và tủ điều khiển. Hệ thống điện cung cấp nguồn điện cho palang và dầm trục hoạt động ổn định, hiệu quả. Nếu hệ thống này bị trục trặc hay ngắt điện thì cầu trục không thể hoạt động được nữa.
- Động cơ di chuyển: Cầu trục di chuyển được là nhờ vào 4 cụm bánh xe có gắn động cơ.
Nguyên lý hoạt động của kết cấu cầu trục
Sau khi đã biết kết cấu cầu trục gồm những bộ phận nào. Điều tiếp theo bạn cắm nắm vững là nguyên lý hoạt động của thiết bị. Vì chỉ khi hiểu rõ cách thức cầu trục hoạt động thì doanh nghiệp mới đào tạo được nhân viên vận hành thiết bị an toàn, hiệu quả và đúng cách.
Khi cầu trục hoạt động, động cơ điện sẽ truyền chuyển động qua trục truyền động rồi tới hộp giảm tốc, tới cụm bánh xe khiến cho hệ thống dầm chính di chuyển. Sau đó, hệ thống Palang sẽ di chuyển lên xuống trên ray gắn liền với dầm chính để nâng hạ đồ vật hoặc di chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác.
Trong quá trình palang vận chuyển hàng cần có một người điều khiển để khi có trục trặc xảy ra sẽ phanh cầu trục lại nhằm giảm tốc hoặc dừng chuyển động.
Một số lưu ý khi sử dụng cầu trục
Kết cấu cầu trục là thiết bị có trọng tải lớn và tốn nhiều chi phí để đầu tư. Vì vậy, trong quá trình vận hành cần phải lưu ý một số điều sau để tăng tuổi thọ cho thiết bị cũng như đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh.
- Tuân thủ nghiêm các quy định về vận hành cầu trục để đảm bảo an toàn cho mọi người. Không được tự ý điều khiển máy khi chưa có sự cho phép hoặc không hiểu rõ hướng dẫn vận hành.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng cầu trục. Kiểm tra định kì giúp bạn biết trước vấn đề hư hỏng xảy ra và sửa chữa, bảo dưỡng cầu trục kịp thời.
- Luôn chuẩn bị sẵn những phụ tùng thay thế mới cho cầu trục. Các bộ phận hoạt động thường xuyên như palang, phanh sẽ bị hư hỏng hay hao mòn nhiều nhất. Hãy chuẩn bị trước các bộ phận này để thay mới kịp thời, không làm lỡ thời gian vận chuyển hàng hoá.
- Không vận chuyển hàng hoá vượt tải trọng cho phép và cũng không nên nâng hạ đồ vật khi chưa biết được tải trọng của nó.
Có thể thấy, cầu trục là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được kết cấu cầu trục cũng như phân loại, nguyên lý hoạt động của thiết bị này và vận hành cầu trục an toàn, hiệu quả.