Hiện nay, trồng cây trong nhà kính là một giải pháp khá hiệu quả được nhiều nhà vườn áp dụng. Mô hình trồng cây này mang lại rất nhiều lợi ích như kiểm soát bệnh, năng suất cao, giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, để cây trồng trong nhà kính phát triển thuận lợi và đạt năng suất thì ánh sáng là yếu tố rất quan trọng. Cùng KHU CÔNG NGHIỆP tìm hiểu chi tiết hơn về sự ảnh hưởng của ánh sáng đối với cây trồng trong nhà kính trong bài viết sau nhé.
Nhà kính là gì?
Nhà kính là một mô hình được bao bọc bởi hệ thống màng nhà kính hoặc lưới nông nghiệp, nhựa trong, nilon… dùng để trồng trọt. Mục đích của việc xây dựng nhà kính là bảo vệ cây trồng tránh khỏi các tác động của thời tiết như mưa to, bão, gió lớn… Chính vì vậy mà cây trồng trong nhà kính được bảo vệ tốt hơn so với cây trồng ngoài tự nhiên.
Mô hình nhà kính nông nghiệp hiện nay được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Trung Quốc, Pháp, Việt Nam… Chi phí ban đầu của mô hình này khá cao nhưng đổi lại sản phẩm thu được có chất lượng rất tốt nên được nhà vườn ưa chuộng. Chính vì thế, đầu tư kinh doanh các loại lưới hiện là xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn như: Apon, Lưới Lực Sĩ,…
Để sinh sống và phát triển, cây trồng trong nhà kính sẽ được cung cấp nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài tự nhiên có sự thay đổi. Nhà kính có vai trò cách nhiệt, khi trời nóng sẽ giúp hạ nhiệt và khi trời lạnh sẽ giúp giữ ấm. Không chỉ thế, độ ẩm trong nhà kính cũng được duy trì ổn định, giúp cây phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Nhà kính phù hợp để trồng cây gì?
Mô hình nhà kính thường được ứng dụng để trồng các loại rau củ, hoa quả trái vụ. Nghĩa là nhà vườn sẽ thay đổi nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm sao cho phù hợp nhất để trồng trái vụ trong nhà kính, đáp ứng nhu cầu của thị trường khi chưa tới mùa vụ của rau củ quả đó. Các loại rau củ quả được trồng trong nhà kính có nhiều khác biệt so với phương pháp truyền thống. Do đó mà càng ngày càng có nhiều loại cây đưa đưa vào thử nghiệm và trồng trong nhà kính. Những loại cây trồng trong nhà kính gồm có:
Rau xanh: Đây là một trong những sản phẩm chính được đưa vào trồng trong nhà kính và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà vườn. Một số loại rau xanh thường được trồng trong nhà kính như rau bina, cải kale, củ cải đường, đậu Hà Lan… Ngoài ra, các loại rau xanh như rau mùi, húng quế, rau cải, cải xoong… cũng được áp dụng công nghệ trồng trong nhà kính.
Trái cây, quả các loại: Có rất nhiều loại trái cây được trồng trong nhà kính như: dưa gang, dưa lưới, dưa hấu, cam, nho, ớt, quả mâm xôi, cà chua… Ở Đà Lạt, có rất nhiều cây trồng trong nhà kính tới khí hậu khá thuận lợi, năng suất cào và đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt ở Đà Lạt nổi tiếng với mô hình trồng dâu tây trong nhà kính với quy mô khá lớn.
Trồng hoa: rất nhiều loại hoa được đưa vào trồng trong nhà kính và mang lại năng suất cao, chất lượng hoa tốt. Một số loại hoa thường được trồng trong mô hình hình này như: hoa lay ơn, hồng, hoa lan… Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều tỉnh thành áp dụng mô hình trồng hoa trong nhà kính như Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng…
Trồng cây trong nhà kính có tác dụng gì?
Cây trồng trong nhà kính đem lại rất nhiều lợi ích cho nhà vườn, một số tác dụng chính khi trồng cây trong nhà kính có thể kể đến như:
Nâng cao chất lượng nông sản
Cây trồng trong nhà kính được cung cấp một môi trường sống tốt nên cho năng suất và chất lượng nông sản cao. Các loại rau màu sẽ phát triển tốt, chất lượng đồng đều. Hạn chế được các tình trạng héo, úa vàng hoặc bị dập úng do yếu tố thời tiết gây ra. Một số nhà kính còn sử dụng kết hợp các cuộn màng phủ nông nghiệp để che phủ bề mặt đất. Nhờ đó giúp các loại trái cây, củ quả có chất lượng tốt, vẻ ngoài đẹp, kích thước lớn hơn và có thẩm mỹ hơn.
Tăng năng suất, hiệu quả trồng trọt
Mô hình nhà kính sẽ giúp giảm bớt các tác động của yếu tố môi trường lên cây trồng. Nhờ đó, cây trồng trong nhà kính sẽ tươi tốt và phát triển thuận lợi hơn. Xét về năng suất, khi ứng dụng mô hình nhà kính để trồng rau, hoa quả thương cho năng suất cao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống.
Giảm chi phí hoạt động của trang trại
Khi ứng dụng mô hình nhà kính để trồng trọt, chi phí phân bón và thuốc trừ sâu được giảm thiểu rất nhiều. Do nhà kính là một môi trường lý tưởng để cây có thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, sâu bệnh hại, côn trùng, các bệnh do nấm, ký sinh gây ra cũng khó bị lây nhiễm như trồng trọt truyền thống. Vì thế, người nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí phòng và chống sâu bệnh.
Ngoài ra, nhà vườn cũng không cần tốn quá nhiều chi phí để khắc phục các hậu quả do thời tiết gây ra, việc chăm sóc cây trồng cũng dễ dàng hơn trước. Cây luôn phát triển tốt, giúp người nông dân giảm được các chi phí hoạt động của trang trại.
Dễ dàng kiểm soát môi trường bên trong nhà kính
Với mô hình nhà kính, nhà vườn sẽ dễ dàng kiểm soát và duy trì môi trường ổn định trong nhà kính. Ví dụ, vào mùa đông, nhà kính sẽ giúp che chắn sương muối, giúp cây không bị hư hỏng. Vào mùa hè có thể che chắn gió bão, mưa to, giúp cây không bị dập nát, gãy đổ.
Ngoài ra, khi nhiệt độ trong nhà kính tăng lên có thể giải phóng nhiệt ra môi trường bên ngoài. Giúp cho môi trường bên trong nhà kính luôn duy trì ở mức hoàn hảo nhất để cây sinh trưởng.
Hiện nay, các nhà kính đều được thiết kế thông minh, khả năng lấy sáng tốt, cung cấp đủ ánh sáng cho cây trồng trong nhà kính phát triển. Các vật liệu dùng để làm nhà kính cũng chống tia cực tím và cách nhiệt tốt. Nhờ đó, nhiệt độ trong nhà kính luôn duy trì ổn định, người nông dân dễ dàng kiểm soát môi trường bên trong nhà kính.
Thân thiện với môi trường
Việc giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng cho cây trồng trong nhà kính còn giúp làm sạch môi trường đất và bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi tác động của các hóa chất. Việc không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn thúc đẩy tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện với con người, môi trường và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
Vai trò của ánh sáng đối với cây trồng trong nhà kính
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong nhà kính. Ánh sáng đóng vai trò quyết định, kiểm soát một chu kỳ sống của cây, từ nảy mầm, đâm chồi, ra lá, phát triển rễ, ra hoa và kết trái.
Ngoài ra, ánh sáng không chỉ ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất, quang hợp của cây trồng trong nhà kính, mà còn làm thay đổi môi trường sống của cây như nhiệt độ, độ ẩm…
Cây trồng trong nhà kính cần bao nhiêu ánh sáng là đủ
Mỗi loại cây trồng cần một lượng ánh sáng khác nhau để sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với những cây trồng trong nhà kính thường là những giống cây cần ánh sáng ít. Tuy nhiên, ánh sáng trong nhà kính có thể tự điều chỉnh được nên việc trồng các loại cây cũng đa dạng hơn. Tùy theo quang kỳ dài ngắn mà nhà vườn sẽ cung cấp đủ ánh sáng cho cây, cụ thể:
- Cây quang kỳ dài: là những giống cây chỉ ra hoa khi thời gian ngày dài hơn 12 giờ và cần ánh sáng lên đến 18 giờ mỗi ngày. Một số cây trồng có quang kỳ dài như: dâu tây, cà rốt, xà lách, rau bina, khoai tây…
- Cây có quang kỳ ngắn: là những giống cầy cần có thời gian nghỉ ngơi để tạo ra hoa, thời gian tiếp xúc với ánh sáng không quá 12h/ngày. Một số cây quang kỳ ngắn như: đu đủ, cà tím, bắp cải,…
- Cây không có quang kỳ: nhóm cây này khá linh hoạt, chúng có thể ra hoa, kết quả bất cứ lúc nào dù tiếp xúc nhiều hay ít ánh sáng. Một số cây không có quang ký như: hoa hồng, ớt, dưa hấu, cà chua…
Tóm lại, ánh sáng rất quan trọng đối với cây trồng trong nhà kính. Để cây phát triển thuận lợi, người nông dân cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết cho cây.