Trong vài năm trở lại đây, mô hình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp đã phát triển rất mạnh mẽ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi điểm nổi bật của mô hình nuôi tôm này là mang lại năng suất cao hơn so với mô hình nuôi tôm công nghiệp với ao đất truyền thống. Trong bài viết này KHU CÔNG NGHIỆP sẽ chia sẻ kỹ hơn về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp cho năng suất tốt.
Mô hình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp
Nuôi tôm công nghiệp hay còn gọi là nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm siêu thâm canh. Hiện nay, đây được xem là mô hình nuôi tôm tiên tiến nhất và đang được áp dụng rộng rãi. So với mô hình nuôi tôm truyền thống thì mô hình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp có sự đòi hỏi cao hơn về trang thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ trong quá trình nuôi tôm.
Đặc biệt, để quá trình nuôi tôm diễn ra hiệu quả thì không thể thiếu lưới chống côn trùng cao cấp. Lưới chắn côn trùng được sử dụng để làm các vèo nuôi tôm nhờ độ bền cao và chịu được nước trong thời gian dài. Ngoài ra, việc sử dụng lưới chắn côn trùng trong mô hình kỹ thuật nuôi tôm còn giúp tiết kiệm được chi phí và tận dụng được những khoảng nước còn trống chưa sử dụng đến.
Bạn có thể tham khảo các loại lưới nông nghiệp, lưới côn trùng hay lưới che nắng nuôi tôm,… tại website: https://hsiachen.vn
Bên cạnh đó mô hình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp mang lại một số lợi ích như:
- Giúp tôm phát triển nhanh hơn và đạt năng suất tốt
- Tôm được nuôi theo mô hình này lớn nhanh hơn, khỏe mạnh và nhanh thu hoạch
- Hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh cho tôm
- Dễ dàng kiểm soát quá trình nuôi tôm
- Dễ dàng cho tôm ăn và chăm sóc
- Đem lại năng suất lớn và thu nhập cao cho người nuôi
- Dễ dàng thu hoạch
- Không mất nhiều thời gian để cải tạo lại ao
- Giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí đầu tư
Kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp năng suất cao
Trên thực tế, nuôi tôm theo mô hình công nghiệp này khá đơn giản tuy nhiên để năng suất cao thì người cần biết rõ bản chất và quy trình kỹ thuật nuôi tôm.
Chuẩn bị ao
Với các mô hình nuôi tôm trước đây thì tôm chủ yếu được nuôi trong ao bùn đất. Tuy nhiên, nếu nuôi trong ao bùn đất cần phải cải tạo ao thật tốt để có thể đảm bảo được độ pH chuẩn giúp tôm phát triển tốt nhất. Công đoạn cái tạo ao rất phức tạp, người nuôi phải cải tạo cả bờ ao, vét đáy bùn sau đó phơi nắng và bón vôi rồi phải tạo màu cho nước. Thế nhưng ao bùn đất khá là phức tạp và mất nhiều thời gian và dễ bị thất thoát tôm nên phần lớn hiện nay nhiều người chọn nuôi tôm trong ao lót bạt.
Hình thức nuôi tôm trong bể/ao có lót bạt là mô hình tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể giải quyết triệt để những hạn chế so với nuôi tôm trong ao bùn đất. Công việc của người nuôi là chỉ cần tạo ao với kích thước chuẩn bị sẵn, sau đó trải bạt lót đều ao và cố định kỹ rồi bơm nước trước vài ngày là có thể tiến hành thả tôm nuôi.
Bên cạnh đó, kỹ thuật mô hình nuôi tôm công nghiệp cần phải có các thiết bị hỗ trợ như: máy thổi khí và giải phóng khí độc, máy quạt nước để cung cấp Oxy, máy cho tôm ăn tự động và không thể thiếu lưới che nắng nuôi tôm (giữ mức nhiệt độ luôn ổn định cho ao tôm).
Chọn giống tôm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tôm khác nhau để có thể chọn nuôi, có thể kể đến một số loại như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh hay tôm hùm,… Thế nhưng dù là nuôi loại tôm nào thì việc chọn giống cũng cần được chú trọng để giúp cho sau này tôm có thể phát triển được một cách khỏe mạnh.
Để đảm bảo chất lượng tôm, người mua cần phải chọn mua giống tôm tại các trang trại giống tôm uy tín, chọn những giống tôm khỏe mạnh, tôm không bị dị tật, kích thước phải đều nhau và tôm không có hiện tượng bơi ngược dòng,.. Ngoài ra, nếu để yên tâm hơn người nuôi có thể đem con giống đến các trang trại kiểm dịch để kiểm tra trước khi nuôi hoặc mua con giống ngay tại đây.
Thả tôm giống vào ao nuôi
Với mỗi mô hình nuôi tôm khác nhau sẽ có mật độ thả tôm tương ứng. Cụ thể như sau:
- Với mô hình nuôi tôm theo kiểu bán thâm canh: người nuôi cần thả từ 11 – 16 con/m2
- Đối với mô hình nuôi tôm theo kiểu thâm canh: mật độ thả sẽ rơi vào từ 46 – 62 con/m2
- Đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp: mật độ thả dày hơn khoảng 220 – 300 con/m2.
Lưu ý: Trước khi thả tôm giống vào ao, người nuôi không nên thả trực tiếp vào luôn mà phải ngâm bao tôm khoảng 30 phút trong nước để cho tôm có thể quen với môi trường nuôi. Khi đã đảm bảo trang bị đủ các điều kiện cần thiết thì mới thả tôm và mở bao để tôm bơi ra từ từ. Người nuôi nên chọn thời gian lý tưởng nhất để thả tôm là vào buổi sáng hoặc chiều mát.
Thức ăn cho tôm công nghiệp
Thức ăn cho tôm và cách cho ăn chính là sự khác biệt của kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp. Trong vòng 10 ngày đầu tiên thả tôm, người nuôi cần cho ăn khoảng 1kg thức ăn cho 100.000 con tôm. Bên cạnh đó, nên trộn thêm với vitamin và khoáng chất để cho tôm ăn sẽ giúp tôm tăng sức đề kháng.
Sau đó khoảng 25 ngày, người nuôi hãy giảm lượng thức ăn cho tôm vì lúc này tôm đã có khả năng tự kiếm ăn. Ngược lại nếu tăng lượng thức ăn sẽ khiến cho tôm thải ra nhiều hơn và dễ gây ra tình trạng ô nhiễm ao nuôi. Và đến khi tôm đã bước sang giai đoạn lột vỏ thì tiếp tục giảm 20-30% khẩu phần ăn.
Trên đây là kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp mang lại năng suất cao. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích giúp cho những ai đang băn khoăn về kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp có thể hiểu rõ hơn về mô hình này.