Hiện nay cà chua được trồng rất nhiều trong nhà kính, mang lại năng suất khá cao. Chỉ cần bạn kiểm soát nhiệt độ tốt, cung cấp ánh sáng đủ cho cà chua là bạn có thể thu hoạch 2 mùa/ năm rồi. Để tìm hiểu về kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Thời vụ trồng cà chua trong nhà kính
Cà chua trồng trong nhà kính có thể trồng được năm, với điều kiện bạn kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng và chất dinh dưỡng thì cứ 6 tháng bạn sẽ thu hoạch cà chua một lần.
Cà chua được biết tới là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ, điều kiện thuận lợi. Khi bạn trồng cây trong nhà kính thì phát triển tốt ở nhiệt độ 21 -> 27 độ C vào ban ngày, ban đêm là từ 16 -> 18 độ C. Chính vì những điều đó nên trước khi trồng cà chua trong nhà kính thì bạn hãy kiểm tra nhiệt độ rồi duy trì nhiệt độ trong vòng vài tháng trước khi tiến hành gieo trồng cà chua để cho nó có thể thích nghi với nhà kính.
Một số loại cà chua phù hợp trồng trong nhà kính
Cà chua bi ( Cherry tomato)
Cà chua bi có nguồn gốc từ Thái Lan, có trái nhỏ, dạng tròn rất đẹp. Cà chua bi có vị chua nhưng vẫn ngọt hơn cà chua thường, là loại cây mang lại năng suất từ 0,2 -> 2kg/cây. Điểm đặc biệt ở cà chua bi là trồng được nhiều vụ trên năm, chỉ sau 3 tháng là có thể thu hoạch được rồi. Cà chua bi có thịt rất dày, phù hợp để ăn sống hoặc làm salad,..
Cà chua chịu nhiệt smile
Đây là giống cà chua khá phổ biến và trồng nhiều hiện nay ở nước ta. Đây là giống cà chua chuyên biệt, có khả năng gieo trồng quanh năm, nhất là vào mùa mưa và mùa khô. Cà chua chịu nhiệt smile được lai tạo nên nó có khả năng kháng sâu bệnh, nhiều trái và trọng lượng mỗi quả tầm 120 -> 140gr/ quả, sau 60 – 65 ngày là có thể thu hoạch cà chua được rồi.
Cà chua cỡ đại ( tomato beefsteak)
Giống cà chua đại có nguồn gốc từ Trung Mỹ, trọng lượng mỗi qủa tầm 400gram. Cà chua cỡ đại thịt dày, mọng nước phù hợp sử dụng để ăn kèm với bánh mì sandwich, hamburger,…
Cà chua mận
Với cà chua mận thì sử dụng để chế biến món mì Ý Spaghetti, nước sốt cà chua. Giống cà chua mận có dáng hơi thon dài, y như quả trứng, vị ngọt, thịt dày và ít hạt. Tuy nhiên, cà chua mận được trồng rất ít tại Việt Nam vì điều kiện thời tiết và nhiệt độ không thích hợp.
Cà chua tím
Điểm đặc biệt của cà chua tím có màu tím, được nhập khẩu từ Mỹ. Cà chua tím thường sử dụng cho mục đích y học và tại Việt Nam thì lại không phổ biến.
Kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính
Làm đất chuẩn bị trồng cà chua
Bản chất của cà chua là dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất. Tuy nhiên, khi tiến hành trồng cây con thì bạn vẫn cần chuẩn bị đất đủ độ ẩm, dinh dưỡng để cho cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Để chuẩn bị hỗn hợp đất trồng cây cà chua được khỏe mạnh thì bạn trộn cát và than bùn vào đất mùn để tăng tốc độ phát triển của cây. Khi này, bạn có thể thêm tro vào trộn cùng để tạo nên hỗn hợp đất mùn. Nhằm giúp loại bỏ bệnh hoàn toàn và bảo đảm tỷ lệ chất dinh dưỡng thì bạn có thể sử dụng chất hữu cơ bán sẵn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với nhà kính có diện tích nhỏ mà thôi.
Đất thích hợp có pH = 6,0 – 6,5. Xử lý đất phù hợp với độ pH bằng các chất điều hoà độ pH, sau đó tiến hành cày cuốc với đất các loại phân bón lót như phân NPK.
Chuẩn bị hạt giống
Để chọn hạt giống cà chua phù hợp với khí hậu, thời tiết của từng vùng miền thì hạt giống phải đạt tiêu chuẩn. Khi này, bạn nên chọn hạt giống F1, là hạt giống khỏe, có sức đề kháng tốt và phát triển nhanh.
Cách ươm cà chua
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy pha nước ngâm hạt với tỷ lệ 3 nóng/ 2 lạnh rồi ngâm trong vòng 3 tiếng, sau đó vớt hạt ra.
Bước 2: Bạn hãy đặt hạt vào lớp vải mỏng và ủ ở nhiệt độ 25 -> 30 độ.
Bước 3: Bạn thường xuyên kiểm tra, quan sát hạt khi nào có vết nứt thì mang đi gieo.
Ngay sau khi xử lý hạt thì bạn hãy đem hạt gieo trồng ngay vào khay xốp được chuẩn bị sẵn. Rồi bạn hãy ấn hạt xuống tầm 0,5 -> 0,8cm, phụ thuộc vào kích thước của khay so với số lượng hạt mà bạn gieo trồng ( trung bình trồng từ 3, 4 hạt/ khay). Khi hạt được gieo trồng xuống đất thì hãy phủ lên một lớp đất mỏng và tưới nước tạo độ ẩm cho đất để nhanh nảy mầm. Bạn nên tưới nước 2 lần/ ngày để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho cây phát triển mạnh.
Đưa cây vào bầu trồng hoặc chậu
Bạn hãy nhẹ nhàng đặt cây con vào giữa bầu đất rồi dùng tay nén đất cho cây đứng vững. Khi này bạn không nên nén quá chặt, tránh làm ảnh hưởng tới cây. Về mật độ trồng của cà chua là từ 1800 -> 2000 cây/m2 và khoảng cách giữa các hàng là 60cm, còn khoảng cách giữa các cây là 30 – 40cm. Khi này bạn nên trồng cây vào buổi chiều mát, không trồng vào buổi sáng vì khi nắng lên dễ mất nước và bị khô héo khiến cho cây phát triển chậm. Ngay sau khi trồng xong thì bạn hãy tưới thêm một chút nước để giữ độ ẩm cho cây, không nên tưới nhiều khiến cho cây bị đổ hay úng nước.
Chế độ nước và dinh dưỡng cho cây
Khi sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì bạn hãy cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cà chua từ 5,5 -> 6,5 PH. Đây là môi trường nước lý tưởng hỗ trợ cho quá trình phát triển và sinh trưởng của cà chua khi trồng trong nhà kính. Khi tưới nước thì ban nên tưới một lượng nước vừa đủ, tạo độ ẩm cho đất ở mức 60 -> 70% và chia thành nhiều lần tưới trong ngày.
Trong quá trình pha dung dịch dinh dưỡng thì bạn cũng phải bảo đảm hòa tan với nước, tránh hiện tượng kết tủa cho cây hấp thụ dễ dàng hơn. Qua đó, bạn cũng thường xuyên kiểm tra độ PH và EC để cây có thể sinh trưởng, phát triển như bình thường. Nhất là trong giai đoạn cà chua ra hoa thì cần lượng nước cực lớn. Vậy nên bạn luôn luôn giữ cho đất có độ ẩm thì mới giúp cho cà chua thụ phấn và đậu quả.
Cách chăm sóc cà chua trong nhà kính
Sau 10 ngày trồng thì bạn hãy cố định và tỉa bỏ chồi ở nách lá để cây phát triển khỏe mạnh. Bởi hoa cà chua là hoa lưỡng tính nên khi trồng trong nhà kính được bao bọc bởi hệ thống màng nhà kính thì không có côn trùng, bạn hãy rung nhẹ thân cây để tăng khả năng đậu quả. Thời điểm nên rung cây là 8-9h sáng, lúc hoa cà chua bắt đầu nở rộ để tăng khả năng thụ phấn. Trong quá trình chăm sóc, bạn hãy thường xuyên tía nhánh bên, để lại hai thân chính để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh, đừng quên quấn ngọn bằng dây nhé.
Lưu ý:
- Khi cây bắt đầu ra hoa thì bạn cắt bỏ chùm hoa đầu tiên, từ chùm thứ 2 trở đi thì để lại.
- Tiến hành bỏ lá già, lá không có khả năng quang hợp
Sau tầm 50 ngày thì cây ra trái chín bói. Ở giai đoạn này thì bạn nên tỉa lá già từ chùm chín trở xuống, để hạn chế sâu bệnh và nấm nhằm cung cấp đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên quan sát, kiểm tra và diệt sâu bệnh kịp thời. nếu phát hiện sâu bệnh thì bạn hãy dùng chế phẩm sinh học để xử lý. Trường hợp nặng thì bạn sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, khi này bạn cần tuân thủ quy tắc tránh tồn dư quá nhiều thuốc trừ sâu trong quả cà chua.
Thu hoạch cà chua trong nhà kính
Sau 60 – 65 ngày là cà chua bắt đầu có quả và nó sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu cam rồi sang màu đỏ. Tốt nhất là bạn nên thu hoạch khi cà chua đủ kích thước và chuyển sang màu đỏ, tránh thu hoạch quá muộn khiến cho cà chua dễ bị dập và không bảo quản được lâu. Đặc biệt khi cắt quả cà chua thì nên cắt cả cuống để cà chua không bị mất nước, giữ lại được lâu hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho cà chua
- Thường xuyên thông gió cho nhà kính vào mùa hè để ngăn sâu bệnh
- Thay đất mới trước khi trồng lứa cà chua khác, phòng bệnh hại rễ
- Luôn duy trì đất ẩm, không tưới nhiều nước để tránh bị bệnh tắt ẩm hay vấn đề nấm mốc khác
- Không lắp đặt hệ thống tưới trên cao vì dễ làm cho cà chua nhiễm bệnh.
- Thường xuyên cắt tỉa lá rụng để hấp thụ ánh sáng mặt trời, ngăn ngừa nấm mốc xám.
- Sử dụng các sản phẩm lưới chống côn trùng chất lượng tại những địa chỉ bán lưới chính hãng và cao cấp.
Kết luận
Kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính không quá phức tạp. Nhưng bù lại bạn phải cẩn thận trong từng khâu chăm sóc để mang lại năng suất cao và bảo đảm an toàn cho người trồng, người sử dụng.